VN sẽ cắt lãi suất vì lạm phát giảm?

Lạm phát làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều tầng lớp trong xã hội.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh, Lạm phát làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều tầng lớp trong xã hội.

Lạm phát của Việt Nam giảm tháng thứ sáu liên tiếp vào tháng Hai xuống mức thấp nhất trong gần một năm.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê công bố hôm Thứ Sáu cho thấy chỉ giá tiêu dùng tăng 16,44% vào tháng Hai so với một năm trước, là mức vẫn cao, nhưng là tỷ lệ thấp nhất trong 11 tháng.

Lạm phát trong tháng Một là 17,27%.

Năm ngoái, lạm phát phi mã của Việt Nam ở mức cao nhất thế giới, lên tới đỉnh điểm 23% trong tháng Tám.

Việt Nam hiện đang chuyển hướng từ mô hình tập trung tăng trưởng kinh tế sang ổn định vĩ mô để đối phó với lạm phát và những thách thức khác, bao gồm cả sự sụt giảm dự trữ ngoại hối, thâm hụt mậu dịch ngày càng tăng và áp lực tiền đồng mất giá.

Tuy nhiên, một chuyên viên ngân hàng cao cấp tại Hà Nội muốn ẩn danh nói với AFP rằng có nhiều việc cần làm hơn nữa để đối phó với lạm phát.

Người này nói "Có những dấu hiệu cho thấy các ngân hàng thương mại muốn hạ lãi suất cho vay tín dụng xuống để thúc đẩy sản xuất kinh doanh,"

"Tuy nhiên, vẫn khó có thể nói bức tranh kinh tế của Việt Nam sẽ tốt hơn trong những tháng tới."

Phóng viên Ben Bland của Financial Times trong blog mới viết trích đã phân tích của Capital Economics trong đó dự kiến Việt Nam sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.

Nhưng tổ chức này cảnh báo giảm lãi suất cho vay quá sớm có thể gây hại cho nền kinh tế mong manh của Việt Nam.

Gareth Leather, nhà phân tích tại Capital Economics, viết “Ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ việc hạ lãi suất thấp hơn bằng cách tạo điều kiện dễ dàng hơn cho khách hàng vay để trả nợ của họ”.

“Có quan ngại trong giới quan chức chính phủ rằng việc tăng cho ngân hàng vay trong vài năm qua sẽ dẫn đến sự gia tăng mạnh các khoản nợ khó đòi".

“Theo ước tính chính thức, tỷ lệ nợ khó đòi tăng từ 2,1% ở cuối năm 2010 đến 3,8% vào cuối năm ngoái, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn nhiều”, ông Gareth Leather viết.

Muốn hạ lãi suất

Ngân hàng Nhà nước muốn hạ lãi suất nhưng không muốn đánh cược với uy tín.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Ngân hàng Nhà nước muốn hạ lãi suất nhưng không muốn đánh cược với uy tín.

Và phân tích gia của Capital Econmics cho rằng vì có theo dự kiến giá thực phẩm giảm nên lạm phát sẽ tương đối thấp trong những tháng còn lại của năm 2012 và vào cuối năm sẽ đứng ở mức một chữ số nhưng là con số cao.

Lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam hiện đang đứng ở mức 15% - vì vậy nếu dự báo của ông Leather là chính xác thì sẽ có việc giảm lãi suất.

Vậy tại sao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thận trọng?

Vấn đề là mặc dù có xu hướng đi xuống rõ ràng, lạm phát tại Việt Nam vẫn còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Vì vậy, cắt giảm lãi suất quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của cam kết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nỗ lưc giảm lạm phát.

Yếu tố gây lo lắng khác là việc giảm lãi suất có thể gây thêm áp lực mất giá đối với tiền đồng, ông Leather của Capital Econmics nhận định.

Nếu chính phủ Việt Nam buộc phải phá giá tiền đồng, có nguy cơ Việt Nam sẽ bị cuốn vào vòng luẩn quẩn vì tăng chi phí nhập khẩu sẽ gây áp lực lạm phát.

Dẫu sao thì dường như việc giảm lãi suất đã nằm trong kế hoạch của chính phủ Việt Nam.

Chỉ mới tháng trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình nói sẽ xem xét để điều chỉnh lãi suất ở "mức phù hợp hơn".

Số liệu khả quan về lạm phát tháng Hai mới ra sẽ chỉ tăng niềm tin để đi theo hướng đó mà thôi.